Giáo dục - Truyền thông
Tập luyện TDTT phòng chống các bệnh không lây nhiễm
ThsBs. Nguyễn Văn Phú-Giám đốc Trung tâm Doping-YHTT
Trưởng Tiểu ban Y tế-các đội tuyển thể thao quốc gia Việt Nam
Trưởng Tiểu ban Y tế-các đội tuyển thể thao quốc gia Việt Nam
Theo các tạp chí khoa học và y học uy tín trên thế giới, trong khoảng 50 năm trở lại đây, điều kiện môi trường sống đã có nhiều thay đổi nhanh chóng, bên cạnh nhiều thành công về khoa học - kỹ thuật đưa lại sự tiết kiệm trực tiếp chi phí nhân công lao động đồng thời cũng kéo theo hành loạt thay đổi mang những yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người, bao gồm cả các yếu tố môi trường và xã hội. Tại hầu hết các nước phát triển cũng như tại nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ người dân mất dần thói quen vận động thường xuyên đã trở thành một hiện tượng đáng lo ngại, thể hiện ở sự suy giảm của các chỉ số sức khỏe cộng đồng. Người ta thấy rằng khi năng suất lao động tăng do cải tiến về khoa học kỹ thuật cũng đồng nghĩa với việc người lao động có nhiều thời gian hơn cho chính bản thân họ, nhưng trái lại, việc này lại đưa tới một thói quen xấu mới hình thành và kéo theo những gánh nặng về chăm sóc y tế do tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm và giảm tuổi thọ. Thói quaen xấu này được gọi bằng một thuật ngữ phổ biến đó là nghỉ ngơi-giải trí thụ động (passive entertainment), hay chính xác hơn là sự phụ thuộc và các trang thiết bị tiêu khiển mà không có sự vận động thể lực, ví dụ phụ thuộc inetrnet, phim ảnh, facebook, thế giới ảo…
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh không lây nhiễm (NCD: Non-Cmmunicable diseae) là một tình trạng sức khỏe hoặc bệnh không có yếu tố nhiễm khuẩn và không lây truyền. Cũng theo WHO, các bệnh không lây nhiễm là nhóm các bệnh gây chết hàng đầu và gây tăng gánh nặng ngân sách y tế lớn nhất trên thế giới, các bệnh này bao gồm bệnh tim mạch, bệnh, ung thư, bệnh phổi mạn tính và bệnh đái tháo đường. Khi xem xét đế các nguyên nhân liên quan trực tiếp đến các nhóm bệnh trên, WHO đã xác định bên cạnh những nguyên nhân như thới quen hút thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn, thừa cân và béo phì, tăng huyết áp và tăng cholesterol thì việc giảm vận động thể lực thường xuyên có vai trò quyết định tới nhóm các bệnh không lây nhiễm đồng thời cũng ảnh hưởng quan trọng tới việc hình thành các nguyên nhân gây bệnh đã nói tới.
Xuất phát từ những những kết quả nghiên cứu nhằm phòng chống các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh tim mạc và ung thư, WHO hiện khuyến cáo người dân tại tất cả các quốc gia trên thế giới cần thực hiện chương trình vận động thường xuyên với các mức độ vận động có tính thích nghi từ cường độ trung bình tới gắng sức (gọi tắt là MVPA: moderate to vigorous physical activity). Thực hiện khuyến cáo này, gần đây các trường Đại học y khoa tại Nhật và Mỹ đã tiến hành theo dõi đánh giá việc mắc các bệnh tim mạch-ung thư trên 12.000 người vận động tập luyện thường xuyên trong độ tuổi từ 45 tới 64 tuổi, theo dõi trong 25 năm từ năm 1987 tới 2012 không ghi nhận trường hợp bệnh nào trong nhóm đối tượng trên. (Researchers at the University of Minnesota School of Public Health, Osaka (Japan) School of Medicine, University of North Carolina Gillings School of Global Health, and the Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health – reporting in the August issue of Medicine & Science in Sports & Exercise).
Vậy do đâu việc tập luyện thể dục thể thao, tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên lại thu được những hiễu qur tích cực như vây?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) việc hoạt động thể lực thường xuyên đưa tới những lợi ích sau: tăng sự phát triển của cơ tim và hiệu suất làm việc của quả tim; giảm cholesterol máu và tăng thải trừ các chất chuyển hóa trung gian gây nhiễm độc cơ thể; Giảm cân; Giảm nguy cơ hình thành huyết khối, nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch; Tăng sự phát triển cơ vân giúp các hệ thống mạch máu phát triển và lưu thông tuần hoàn thuận lợi; tạo sự sảng khoái về tinh thần và tăng cường sự sản xuất các nội tiết tố có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi tham gia hoạt động thể lực thường xuyên (tập luyện thể dục thể thao) chúng ta cũng cần nắm được những phương pháp khoa học cơ bản để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi tập luyện.
Điều đầu tiên là mỗi người phải nắm được tình trạng sức khỏe của chính bản thân mình trước khi tham gia tập luyện. Đừng ngại ngần nếu chúng ta phải đi khám để biết chắc việc tập luyện TDTT sẽ an toàn cho chính bản thân mình, đôi khi sự chủ quan lại đưa tới những nguyên nhân gây ra tình trạng tập luyện quá sức hoặc thậm chí những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Một số những dấu hiệu sau cho thấy cơ thể đã có vấn đề ở một mức độ nào đó mà khi tham gia tập luyện cần có một chế độ cá nhân phù hợp. Ví dụ như đôi khi có cơn đau ngực, dù là mơ hồ, tính trạng thở dốc mệt mỏi khi đi bộ nhanh, chạy nhẹ hoặc lên xuống cầu thang, thỉnh thoảng thấy chóng mặt, hoa mắt hoặc tối sầm không nhìn thấy gì, đau mỏi khớp, sưng nề khớp khi vận động,…Chúng ta nên hiểu rằng đây là những dấu hiện cho thấy cần kiểm tra y học và có lời khuyên của bác sỹ trước khi tập luyện, và chính nhờ việc tập luyện mà tình trạng này sẽ được cải thiện. Các quy trình thăm khám đánh giá chức năng tim mạch cần phải được tiến hành nếu như bác sỹ thấy có bất cứ nguy cơ nào mà việc vận động gắng sức có thể gây ra, gồm kiểm tra điện tâm đồ, siêu âm tim, thực hiện các test gắng sức, test đánh giá chỉ số phục hồi tim mach.
Thứ hai, dựa vào các đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện tại, chúng ta có thể tự chọn hoặc qua tư vấn bác sỹ để chọn được một loại hình, môn thể thao, phương thức tập luyện phù hợp. Nguyên tắc chung là chúng ta cần duy trì một khoảng thời gian tập luyện đủ tạo ra sự thích nghi và là cải thiệc tình trạng sức khỏe của cơ thể. Khoảng thời gian vận động này được chia đều ra các ngày trong tuần tùy theo cường độ vận động. Theo WHO, tổng thời gian trong 01 tuần trung bình là 150 phút với cường độ vận động trung bình, hoặc 75 phút với các bài tập gắng sức cường độ lớn.
Để an toàn đối với mọi người khi tập luyện trong thời gian kéo dài, các bác sỹ thường lưu ý người tập theo dõi chỉ số nhịp khi vận động. Mỗi người cần nắm được chỉ số nhịp tim tối đa (Nhịp tim tối đa=220-số tuổi) và vùng cường độ vận động phù hợp với độ tuổi của mình. Chỉ số theo dõi nhịp tim khi vận động đặc biệt đối quan trọng đối với người nếu trước đó đã có khuyến cáo thận trọng khi tập luyện vì lý do tim mạch, vì nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tập luyện quá sức cấp tính và gây ra những biến chứng, hậu quả khó lường.
Nhịp tim thường được theo dõi qua việc đếm mạch, đây là một kỹ năng cơ bản, có thể đếm mạch tại vị trí động mạch quay ở cổ tay, động mạch cảnh ở cổ hoặc đơn giản nhất là dùng đồng hồ đếm nhịp tim đeo trên người, một trang thiết bị tương đối phổ biến hiện nay.
Khi tập luyện chúng ta có thể tự kiểm tra bằng cách theo dõi nhịp tim. Các nghiên cứu cho thấy với người bình thường nói chung sau 50-55 tuổi, cường độ vận động tính theo chỉ số nhịp tim nên giao động trong khoảng từ 65%, tới 75% và tối đa không được phép vượt quá 80% là phù hợp. Đối với những người trong độ tuổi thanh niên và dưới 45 có thể duy trì cường độ vận động với nhịp tim cao hơn, khoảng 80-85%. Trong một số điều kiện đặt biệt và có sự hỗ trợ của y tế, người tập mới được phép tập luyện ở cường độ cao hơn hoặc trong thời gian thi đấu thể thao.
Thứ ba, khi tham gia tập luyện, tự bản thân mỗi người phải thiết lập một chế độ tập riêng phù hợp với bản thân mình, không phụ thuộc vào việc người bên cạnh mình tập nhiều hay ít, khó hay dễ mà phải là chính bản thân mình có khả năng tập luyện như thế nào và cố gắng tới đâu, đâu là giới hạn của bản thân.
Thời gian tập luyện còn bao hàm giờ bắt đầu và kết thúc buổi tập. Theo thói quen mỗi người có thể tự chọn cho mình một khung giờ thích hợp, điều này có ý nghĩa đối với cá nhân và các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tập có thể vào buổi sáng, buổi chiều hoặc cũng có thể vào một khung giờ khác đều có hiệu quả tích cực miễn là thời gian đó phù hợp với thói quen sinh hoạt cá nhân và bản thân mình có thể duy trì được thường xuyên.
Cần lưu ý rằng khi nào chúng ta phải ngay lập tức tạm dừng việc tập luyện để kịp thời kiểm tra, thăm khám tránh biến chứng bất thường do tập luyện quá sức có thể gây ra. Các trường hợp này bao gồm những dấu hiệu cảnh báo sau cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi tiếp tục tập luyện:
- Khó thở khi tập luyện bình thường, thở dốc, thở ngắn, dồn dập
- Vô tình bị nhiễm các triệu chứng, các bệnh cảm cúm
- Cảm thấy nhịp im tăng bất thường, sau nghỉ khoảng 15 phút vẫn thấy nhịp tim trên 120 nhịp/phút
- Thấy đau ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, hoặc nếu đau mỏi cơ bắp sau 24 giờ nghỉ vẫn thấy không thuyên giảm
Đồng thời chúng ta cần dừng ngay việc tập luyện và thăm khám chuyên khoa nếu thấy có các dấu hiệu sau:
- Vô tình bị nhiễm các triệu chứng, các bệnh cảm cúm
- Cảm thấy nhịp im tăng bất thường, sau nghỉ khoảng 15 phút vẫn thấy nhịp tim trên 120 nhịp/phút
- Thấy đau ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, hoặc nếu đau mỏi cơ bắp sau 24 giờ nghỉ vẫn thấy không thuyên giảm
Đồng thời chúng ta cần dừng ngay việc tập luyện và thăm khám chuyên khoa nếu thấy có các dấu hiệu sau:
- Đau vùng trước ngực
- Hoa mắt chóng mặt thường xuyên hoặc kéo dài bất thường
- Đau đầu dữ dội, rối loạn thị giác
- Khó thở, phải gắng sức để thở, nghỉ ngơi không đỡ
- Hạ thân nhiệt, vã mồ hôi bất thường, lạnh, run tay chân
- Dấu hiệu khởi phát một số bệnh mạn tính đã có từ trước: ví dụ hen phế quản, cơ đạu dạ dày…
Cuối cùng, ngay khi mọi việc tập luyện diễn ra thuật lợi, chúng ta cũng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe, đánh giá lại toàn bộ sự thích nghi của bản thân và tình trạng sức khỏe trong mỗi giai đoạn để điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tập luyện và phát hiện những yếu tố nguy cơ gây bệnh khác.
- Hoa mắt chóng mặt thường xuyên hoặc kéo dài bất thường
- Đau đầu dữ dội, rối loạn thị giác
- Khó thở, phải gắng sức để thở, nghỉ ngơi không đỡ
- Hạ thân nhiệt, vã mồ hôi bất thường, lạnh, run tay chân
- Dấu hiệu khởi phát một số bệnh mạn tính đã có từ trước: ví dụ hen phế quản, cơ đạu dạ dày…
Cuối cùng, ngay khi mọi việc tập luyện diễn ra thuật lợi, chúng ta cũng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe, đánh giá lại toàn bộ sự thích nghi của bản thân và tình trạng sức khỏe trong mỗi giai đoạn để điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tập luyện và phát hiện những yếu tố nguy cơ gây bệnh khác.
CÁC TIN TỨC KHÁC
Hội nghị Quốc tế Chuyên đề Phòng, Chống Doping lần thứ 4
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DOPING TẠI GIẢI BƠI - LẶN VÔ ĐỊCH QUỐC GIA 2024
TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DOPING TẠI GIẢI VÔ ĐỊCH CỬ TẠ QUỐC GIA 2024
TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG DOPING QUỐC GIA ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
Truyền thông phòng, chống Doping tại Giải vô địch quốc gia các môn: Cầu lông, Bóng bàn, Cử tạ, Quần vợt xe lăn người khuyết tật năm 2024