Kiểm tra Doping
Chấn động: Có VĐV dính doping tại SEA Games 29!
Đại diện nước chủ nhà Malaysia của SEA Games 29-2017 đã xác nhận thông tin trên là có thật trong ngày 5-9 nhưng chưa tiết lộ danh tính VĐV sử dụng chất cấm trong thi đấu.
Đại diện nước chủ nhà Malaysia của SEA Games 29-2017 đã xác nhận thông tin trên là có thật trong ngày 5-9 nhưng chưa tiết lộ danh tính VĐV sử dụng chất cấm trong thi đấu.
Việc sử dụng doping trong thể thao đã bị cấm. Nguồn: Reuters
Tổng thư ký Ủy ban Olympic Malaysia -bà Datuk Low Beng Choo - xác nhận thông tin có VĐV sử dụng chất cấm trong thi đấu (dính doping) sau khi mẫu thử được lấy từ cuộc tranh tài tại SEA Games 29-2017. Việc kiểm tra và kết quả đã được Trưởng Tiểu ban phòng chống doping tại SEA Games 29-2017 cung cấp số liệu.
Tuy nhiên, VĐV ở môn nào và thuộc quốc gia nào đã dính doping vẫn chưa được tiết lộ do còn một số thủ tục. Gần như chắc chắn, mẫu thử B của VĐV nói trên sẽ được kiểm tra thêm lần nữa.
SEA Games vừa qua, các VĐV giành huy chương đều được lấy mẫu thử để kiểm tra doping. Khoảng 836 VĐV ở Đại hội đã được lấy mẫu thử.
Như vậy, tại 3 kỳ SEA Games liên tiếp là 27 (năm 2013 tại Myanmar), 28 (năm 2015 tại Singapore) và 29 vừa bế mạc ở Malaysia, BTC đều phát hiện có VĐV dính doping.
Năm 2013, trường hợp điển hình là VĐV đi bộ Saw Mar Lar Nwe của Myanmar đoạt HCV môn điền kinh nhưng mẫu thử đã cho kết quả dương tính với chất cấm nên cô này bị tước thành tích. HCV sau đó được trao lại cho VĐV Nguyễn Thị Thanh Phúc (Việt Nam). Năm 2015, Nuttapong Ketin là gương mặt nổi tiếng của bơi lội Thái Lan đã bị phát hiện dính doping. Ngay lập tức, Nuttapong Ketin bị loại khỏi SEA Games 28-2015, không được thi đấu.
Bây giờ, mọi người đang rất hồi hộp chờ công bố chính thức cuối cùng danh tính VĐV đã dính doping tại SEA Games 29-2017.
Tuy nhiên, VĐV ở môn nào và thuộc quốc gia nào đã dính doping vẫn chưa được tiết lộ do còn một số thủ tục. Gần như chắc chắn, mẫu thử B của VĐV nói trên sẽ được kiểm tra thêm lần nữa.
SEA Games vừa qua, các VĐV giành huy chương đều được lấy mẫu thử để kiểm tra doping. Khoảng 836 VĐV ở Đại hội đã được lấy mẫu thử.
Như vậy, tại 3 kỳ SEA Games liên tiếp là 27 (năm 2013 tại Myanmar), 28 (năm 2015 tại Singapore) và 29 vừa bế mạc ở Malaysia, BTC đều phát hiện có VĐV dính doping.
Năm 2013, trường hợp điển hình là VĐV đi bộ Saw Mar Lar Nwe của Myanmar đoạt HCV môn điền kinh nhưng mẫu thử đã cho kết quả dương tính với chất cấm nên cô này bị tước thành tích. HCV sau đó được trao lại cho VĐV Nguyễn Thị Thanh Phúc (Việt Nam). Năm 2015, Nuttapong Ketin là gương mặt nổi tiếng của bơi lội Thái Lan đã bị phát hiện dính doping. Ngay lập tức, Nuttapong Ketin bị loại khỏi SEA Games 28-2015, không được thi đấu.
Bây giờ, mọi người đang rất hồi hộp chờ công bố chính thức cuối cùng danh tính VĐV đã dính doping tại SEA Games 29-2017.
CÁC TIN TỨC KHÁC
Thông báo kiểm tra Doping tại các giải Vô địch Quốc gia năm 2021
Dính doping, Trịnh Văn Vinh không còn được đầu tư trọng điểm
Thái Lan rúng động vì hai nhà vô địch Olympic dính doping
Tập huấn cán bộ lấy mẫu kiểm tra Doping phục vụ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2018
WADA tạm đình chỉ công nhận Phòng thí nghiệm Paris về phân tích Doping