Thực phẩm và Sản phẩm bổ sung

Cảnh báo một số chất điển hình trong nhóm Beta - Agonists


05:54 CH @ Thứ Hai - 18 Tháng Chín, 2023

CẢNH BẢO MỘT SỐ DẪN CHẤT ĐIỂN HÌNH TRONG NHÓM

BETA - AGONISTS CÓ THỂ CÓ TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

LIÊN QUAN TỚI VI PHẠM DOPING KHI VĐV SỬ DỤNG


1. BETA - AGONISTS LÀ GÌ ?

Clenbuterol và salbutamol là hai chất thuộc nhóm beta-agonist có tác dụng làm giãn phế quản, được dùng làm thuốc chữa bệnh hen suyễn ở người. Ngoài ra khi dùng các chất này cho vật nuôi ăn (như bò, lợn…), sẽ có tác dụng, tăng trọng nhanh, đặc biệt là tiêu biến mỡ và tăng tỷ lệ thịt nạc.

2. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM BETA AGONIST

-Ở người: Chất Beta-agonist khi đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt các thụ thể beta-adrenergic à dẫn đến giãn nở cơ trơn trong phổi à từ đó làm giãn nở và mở rộng đường hô hấp.

Thụ thể beta-adrenergic gắn với một protein G kích thích của adenylyl cyclase. Enzyme này sẽ tạo ra một thông tín viên thứ hai là AMP vòng. Trong phổi, AMP vòng vừa làm giảm nồng độ canxi trong tế bào vừa kích hoạt protein kinase A. Cả hai điều này sẽ làm bất hoạt myosin kinase nhưng đồng thời hoạt hóa myosin phosphatase. Ngoài ra, chất beta-agonist hoạt hóa và mở rộng kênh canxi và kali từ đó làm giãn nở tế bào cơ trơn đường hô hấp. Sự kết hợp của việc giảm canxi nội bào, sự gia tăng kali màng dẫn điện, và giảm hoạt hóa của myosin kinase dẫn đến giãn cơ trơn và giãn nở phế quản phổi làm cho người bệnh hen suyển dễ thở hơn.

-Ở gia súc: Ngoài cơ chế tác động như vừa nêu trên, còn có tác động làm tăng độ lớn của sợi cơ và tiêu biến mỡ ở gia súc theo cơ chế sau:

+Khi beta-agonist kết dính vào các thụ thể beta-adrenergic trên tế bào mỡ, chúng sẽ làm hoạt hóa một số enzyme, từ đó làm giảm sự tổng hợp và tích lũy mô mỡ bên trong tế bào. Ngoài ra nó còn huy động mô mỡ trong tế bào để phân giải mỡ nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể à đưa đến kết quả là tỷ lệ mỡ tích lũy trong cơ thể gia súc rất ít.

+Đối với mô cơ cũng có chứa thụ thể beta-adrenergic ở trên bề mặt của nó. Sự tương tác của beta-agonist với thụ thể beta-adrenergic sẽ làm gia tăng tổng hợp của axit ribonucleic (ARN), từ đó làm gia tăng tổng hợp protein trong tế bào à Kết quả là làm gia tăng kích thước của tế bào cơ.

Sự tăng trưởng xảy ra bằng cách gia tăng chiều dài và độ lớn của sợi cơ một cách nhanh chóng (siêu nạc) chứ không gia tăng số lượng tế bào. Tuy nhiên sự gia tăng nầy là có hạn theo thời gian và không thể sử dụng kéo dài được vì sẽ làm cho thú chết.

3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM BETA – AGONIST TRÊN NGƯỜI

-Do chất cấm dùng để kích thích tăng trọng được sử dụng với liều cao hơn rất nhiều lần so với liều điều trị ở người nên hàm lượng tồn dư trong súc sản là khá lớn. Khi người ăn phải thịt gia súc có chứa nhóm beta-agonist về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như tim đập nhanh, tăng huyết áp, nhức đầu, tay chân run, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Do nhóm beta-agonist còn gây giãn nở cơ trơn tử cung nên nguy cơ cao đối với phụ nữ mang thai.

-Năm 2006, Đại học Cornell và Đại học Stanford nghiên cứu trên những người thường xuyên hít beta-agonist có nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp tăng gấp đôi so với nhóm dùng giả dược khi sử dụng để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

4. SALBUTAMOL BỊ LẠM DỤNG TRONG CHĂN NUÔI NHƯ THẾ NÀO?

Bên cạnh các tác dụng chính dùng trong Y học ở trên, nhóm β-agonist (thụ thể beta), mà chủ yếu là salbutamol, được chứng minh là chất chuyển đổi khá hiệu quả, làm giảm tỷ lệ mỡ, tăng tỷ lệ nạc ở gia súc, gia cầm.

Đáng lưu ý là chỉ một phần salbutamol bị bài tiết và một phần bị chuyển hóa, phần lớn salbutamol còn lại tồn dư trong cơ và các cơ quan trong cơ thể (gan, thận...) của vật nuôi.

Việc sử dụng salbutamol bổ sung trong thức ăn gia súc để làm tăng tỷ lệ thịt nạc, giảm mỡ, làm thịt nạc có màu đỏ không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển.

Từ lâu salbutamol đã là chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi theo quyết định của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc

Vào tháng 7/1997, châu Âu đã cấm sử dụng ß-agonists (ngoại trừ dùng làm thuốc thú y). Ở Việt Nam, các loại dược liệu thuộc nhóm β-agonist trong đó có clenbuterol và salbutamol được xếp vào danh mục 18 hóa chất bị cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tuy nhiên, các chất này vẫn còn bị một bộ phận người dân lén sử dụng trong chăn nuôi và việc kiểm tra sự hiện diện của chúng trong thức ăn gia súc, gia cầm vào những năm 2005-2008 phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ định chính xác chưa cao.

Năm 2015, ngay sau khi có thông tin về việc nguyên liệu salbutamol có khả năng bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi, Bộ Y tế đã tích cực thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích nguyên liệu làm thuốc, đặc biệt là với trường hợp của Salbutamol.

Cục Quản lý Dược đã có Công văn số 21590/QLD-KD ngày 20/11/2015 thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các Sở Y tế, Tổng cục hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol.

Tác dụng của salbutamol lên động vật nuôi và người sử dụng salbutamol tích lũy trong thực phẩm thịt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thông qua dây chuyền thực phẩm, gây ra các triệu chứng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, co thắt phế quản, phù nề, run cơ, liệt cơ, choáng váng,…

Vì lợi nhuận trước mắt, người chăn nuôi đã và đang gây nên những mối nguy hại khôn lường đối với sức khỏe cộng đồng và xã hội.

Ví dụ, với loại lợn siêu nạc giống tốt nhất trong nước hiện nay, người dân phải mất 5 tháng mới đạt trọng lượng 95-100 kg/con nhưng cho thêm 1 thìa cà phê salbutamol vào thức ăn (cho 10 con lợn loại 70-80 kg/con), thời gian xuất chuồng rút ngắn chỉ còn 3 tháng!

4. VĐV CÓ NGUY CƠ NHIỄM CÁC DẪN CHẤT NHÓM BETA – AGONIST TỪ NGUỒN NÀO, CẦN CHÚ Ý GÌ?


The number of clenbuterol-positive cases in last6 years obtained from China Anti-Doping Agency.Published Online:22 May 2020https://doi.org/10.4155/bio-2020-0003

Clenbuterol và Salbutamol là hai chất phổ biến nhất trong nhóm β-agonist, bị cấm sử dụng trong thức ăn gia súc tại nhiều nước. Từ năm 1988 ở các nước châu Âu và từ năm 1991 ở Mỹ đã cấm đưa clenbuterol vào thức ăn chăn nuôi. Ở Việt Nam, từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp đã có Quyết định số 54/QĐ-BNN cấm sản xuất, nhập khẩu và lưu thông một số kháng sinh, hóa chất sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, trong đó có clenbuterol.

Việc sử dụng clenbuterol trong chăn nuôi có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe người dùng. Do clenbuterol khá bền với nhiệt độ, chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 1720C, vì vậy khi nấu thông thường khó có thể loại bỏ hết độc tính của clenbuterol. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trong các thử nghiệm trên động vật ăn cỏ thì khi vào cơ thể, lượng clenbuterol tập trung cao nhất ở gan và thận. Dư lượng của clenbuterol tồn tại trong võng mạc mắt và trong tóc có thể lâu tới vài tháng. Những người ăn thịt có chứa tồn dư clenbuterol có thể gặp các triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, run, căng thẳng, và thậm chí có thể gây chết người nếu có nồng độ clenbuterol cao.

Năm 1990, tại Tây Ban Nha có 135 người bị ngộ độc clenbuterol sau khi ăn gan bò. Mức độ nhiễm từ 160 đến 291 phần tỉ (microgam/kg).

Ở Hồng Kông từ năm 1998 đến 2001, mỗi năm trung bình có 15 vụ ngộ độc thực phẩm được xác nhận có liên quan đến thịt nhiễm độc clenbuterol. Kể từ khi clenbuterol bị cấm sử dụng trong thức ăn gia súc từ ngày 31 tháng 12 năm 2001, số vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến clenbuterol giảm xuống chỉ còn 9 vụ năm 2002 và từ năm 2003 đến nay không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào như vậy.

Theo Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) các triệu chứng ngộ độc clenbuterol được xem là nhẹ nhưng chúng ta cũng không nên xem thường. Những người đang sử dụng các loại thuốc giao cảm như epinephrine (adrenaline) có thể bị ảnh hưởng nặng hơn trong trường hợp ngộ độc clenbuterol.

CHÚ Ý VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN

Clenbuterol và Salbutamol là chất cấm toàn thời gian (cả trong và ngoài thi đấu) do vậy VĐV khi sử dụng các loại thực phẩm đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm cần nên sử dụng những thực phẩm đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm, không sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để tránh nguy cơ vô tình vi phạm doping.

Cảnh báo một số dấu hiệu nhận biết các loại thực phẩm thịt siêu nạc không rõ nguỗn gốc, nghi ngờ có sử dụng thuốc tăng trọng có chứa Clenbuterol (https://giadinh.suckhoedoisong.vn/4-dau-hieu-nhan-biet-thit-sieu-nac-co-doc-chat-1722012030210416144.htm):

1. Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.

2. Nhìn màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng.

3. Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.

4. Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.